Cách tăng,giảm size áo

Cách tăng, giảm size áo phông

Làm sao để chiếc áo phông có thể giãn ra hoặc làm áo thun nhỏ lại ?

Cách tăng, giảm size áo thun
Cách tăng, giảm size áo thun đồng phục
Các cách làm tăng, giảm size áo phông đồng phục

Mẹo làm áo thun co nhỏ

In áo phông .com sẽ chia sẻ cho bạn vài bí quyết nho nhỏ để làm chiếc áo thun co nhỏ lại mà vẫn giữ nguyên chất lượng áo thun hiện tại.

Áo phông là một trong những trang phục thời trang đi chơi rất phổ biến của các bạn nam nữ. Nhưng nếu vô tình sau khi mua áo về tới nhà, bạn không ngờ nó lại quá khổ của mình. Không lẽ lại vất đi, không mặc nữa ? Thật là uổng phí. Làm thế nào để đưa chiếc áo phông quá cỡ co nhỏ về đúng size của bạn ?

Cách 1: Xử lí áo thun với nước đun sôi.

Bước 1. Chuẩn bị một bình nước đun sôi. Bạn hãy nhúng chiếc áo thun cotton của mình vào nước nóng. Nhiệt độ của nước nóng sẽ làm cho sợi vải cotton co lại và trở về hình dáng tự nhiên của nó (nhỏ hơn 1 chút so với sau khi nhuộm và dệt vải).

Bước 2. Khi nước đã được đun sôi, sau đó nhúng chiếc áo của bạn vào nồi hoặc đổ nước ra thau chậu. Tùy theo tỉ lệ co rút áo thun mà bạn muốn, bạn sẽ nhúng chiếc áo thun vào nước tùy theo độ nóng của nó (nhúng liền hoặc sau 2-5 phút).

Lưu ý:
Nếu bạn muốn áo thun co lại từ 1 đến 2 size thì bạn hãy bỏ áo thun. vào nồi nước ngay khi vừa bắc ra (nhiệt độ cao nhất).
Nếu bạn muốn áo thun thu nhỏ lại từ ½ đến 1 size thì bạn hãy chờ 5 phút sau khi bắc nồi nước xuống cho nước âm ấm rồi mới nhúng áo thun vào.
Nếu bạn muốn áo thun rút lại từ ¼ đến ½ size thì nên chờ tầm 10 đến 15 phút sau khi bắc nồi nước sôi xuống hãng nhúng áo vào.

Bước 3. Để chiếc áo phông ngập trong nước nóng khoảng 5 phút. Bạn nhúng càng lâu trong nước nóng thì nó càng co lại nhiều hơn.

Bước 4. Lấy áo thun ra, vắt khô trước khi treo lên (vắt vừa tay không vặn vải quá mạnh không thì sẽ tạo tác dụng ngược sẽ giãn áo thun ra lại như cũ). Cẩn thận đừng để bị phỏng nha.

Bước 5. Treo lên dây phơi cho khô áo thun. Nếu bạn muốn chiếc áo phông của mình co lại hơn nữa thì ngoài việc phơi trên dây phơi, hãy cho nó vào máy giặt để sấy khô. Cách này sẽ khiến áo thun của bạn co lại từ 1 đến 2 size nữa đấy !

Cách 2: Dùng máy giặt lồng đứng.

Bước 1: Giặt áo thun của bạn trong máy giặt với nước ấm.

Trái ngược với nhiều người thường nghĩ, sức nóng của máy sấy quần áo thun. không làm áo thun co lại. Sự co rút xảy ra khi sợi vải bị nhào trộn và ép vào thành máy giặt. Chính vì điều này mà các máy giặt lồng đứng sẽ làm áo phông của bạn co rút nhiều hơn so với các loại máy giặt lồng ngang.

Bước 2: Sấy khô áo thun với nhiệt độ vừa phải (nhiệt độ ở mức Medium/Low)

Bước 3: Bạn hãy lưu ý, máy sấy quần áo thun. có thể ảnh hưởng tới chất vải. Những chiếc áo thun cotton có màu tối như đen, hoặc nâu có thể sẽ bị xù lông hoặc loang màu nếu bạn để máy sấy ở nhiệt độ quá cao. Nhiệt độ quá cao sẽ làm các xơ các sợi vải và khiến chúng trở nên thô ráp hơn.

Bước 4: Phơi nơi thoáng mát và tận hưởng sự vừa vặn của chiếc áo phông mới ra lò nhé <3

Cách làm áo thun giãn ra, to hơn, tăng size

1

Ngâm dầu gội em bé (đối với hầu hết các chất liệu đan)

  1. Tiêu đề ảnh Unshrink Clothes Step 1
    1

    Đổ đầy bồn nước ấm. Đổ ít nhất 1 lít nước ấm vào bồn giặt hoặc xô.

    • Lưu ý rằng quần áo có chất liệu đan như cotton, len và len cashmere đáp ứng với phương pháp này tốt hơn các loại vải dệt khít như lụa, tơ nhân tạo hay vải polyester.
    • Nước dùng để ngâm quần áo nên có nhiệt độ bằng với nhiệt độ phòng hoặc ấm hơn một chút. Không dùng nước nóng hoặc nước lạnh.
2

Hòa nước với dầu gội em bé hay dầu xả tóc. Cứ mỗi 1 lít nước, hòa thêm khoảng 1 thìa canh dầu gội đầu em bé (15 ml) hoặc dầu xả tóc loại dịu nhẹ; khuấy cho đến khi hỗn hợp thành nước xà phòng trơn và tan đều.[1]

  • Dầu gội em bé và dầu xả tóc có thể làm giãn các sợi vải của quần áo bị co rút. Khi các sợi vải giãn ra, bạn sẽ dễ kéo giãn và xử lý, nghĩa là bạn có thể làm cho quần áo trở lại kích cỡ ban đầu.
3

Ngâm quần áo trong nước xà phòng. Ngâm quần áo bị co rút trong nước xà phòng, đảm bảo quần áo ngập hẳn trong nước.

  • Ngâm khoảng 30 phút.
  • Nếu muốn, bạn có thể kéo giãn vải dưới nước trong khi ngâm, nhưng cũng không nhất thiết phải làm như vậy.
4

Vắt khô. Lấy quần áo ra khỏi nước xà phòng, vo tròn và vắt hết nước.[2]

  • Không xả nước lại. Nước xà phòng sẽ tiếp tục phát huy tác dụng làm giãn sợi vải khi bạn kéo giãn và định hình lại quần áo.
  • 5

    Vắt nước ra khỏi quần áo bằng 2 chiếc khăn tắm. Trải một chiếc khăn tắm và đặt quần áo lên trên. Từ từ cuộn cả khăn và quần áo trong khăn.

    • Để quần áo ướt ngấm vào khăn trong khoảng 10 phút. Khi lấy ra, quần áo sẽ ẩm nhưng không còn ướt.[3]
  • 6

    Kéo giãn quần áo và giữ căng. Mở khăn ra và đặt lên một chiếc khăn tắm khô khác trải phẳng. Nhẹ nhàng kéo quần áo trở lại hình dáng cũ và giữ căng bằng cách dùng vật nặng chặn lên các mép vải.

    • Để kéo quần áo trở lại kích cỡ và hình dạng chính xác hơn, bạn có thể vẽ lên giấy da, viền theo chiếc quần hoặc áo tương tự và mặc vừa. Đặt quần áo đang cần làm giãn lên trên giấy và kéo ra cho khớp với đường vẽ.
    • Nếu thấy khó kéo giãn quần áo do chất liệu quá cứng, bạn hãy dùng hơi nước từ bàn là để dễ thao tác hơn.
    • Bạn có thể dùng các vật nặng như cái chặn giấy, sách và những chiếc cốc nặng để giữ căng vải.
    • Nếu không có sẵn các vật nặng, bạn có thể dùng kẹp để kẹp quần áo ẩm vào khăn tắm.
  • Tiêu đề ảnh Unshrink Clothes Step 7
    7

    Phơi khô. Để nguyên cho quần áo ướt tiếp tục khô trên mặt phẳng cho đến khi không còn độ ẩm.

    • Nếu kẹp quần áo vào khăn tắm thay vì chặn vật nặng, bạn có thể treo quần áo lên mắc áo và phơi ở nơi khô ráo và có nắng. Trọng lực sẽ giúp cho vải giãn ra thêm.
    • Nếu quần áo vẫn chưa giãn đủ, bạn có thể lặp lại nhiều lần cho đến khi vừa ý.

2

Ngâm hàn the hoặc giấm (len, len cashmere)

  1. Tiêu đề ảnh Unshrink Clothes Step 8
    1

    Đổ nước ấm đầy bồn. Đổ vào bồn giặt hoặc xô ít nhất 1 lít nước ấm.

    • Nói chung phương pháp này được khuyên dùng cho len và len cashmere. Các loại vải đan khác như vải sợi cotton cũng có thể đáp ứng tốt với cách này, nhưng không nên xử lý bằng phương pháp này đối với vải tổng hợp và các chất liệu tự nhiên dệt khít.
    • Nước ngâm quần áo nên có nhiệt độ bằng với nhiệt độ phòng hoặc hơi ấm. Không dùng nước nóng hoặc nước lạnh.
  2. 2

    Pha dung dịch hàn the hoặc giấm. Hòa 1 -2 thìa canh (15-30 ml) hàn the cho mỗi 1 lít nước. Một cách khác là pha một phần giấm trắng với 2 phần nước, hoặc 0,5 lít giấm với 1 lít nước.

    • Hàn the là một chất làm giãn len, do đó nó làm giãn các sợi len, giúp cho việc kéo giãn và chỉnh sửa dễ dàng hơn.[4]
    • Tương tự, giấm cũng được cho rằng có khả năng làm giãn các sợi vải. Giấm rượu trắng nói chung thường được ưa dùng hơn do nó trong suốt và nhẹ dịu hơn giấm trắng nguyên chất, nhưng bất cứ loại giấm nào không màu cũng đều dùng được.[5]
  3. 3

    Ngâm quần áo trong dung dịch. Bỏ quần áo vào dung dịch và ngâm khoảng 25 phút.

    • Nếu quần áo bị co rút quá nhiều, bạn có thể nhẹ nhàng kéo giãn vải trong dung dịch sau khi ngâm được 25 phút. Nhẹ nhàng kéo quần áo để làm giãn vải, sau đó ngâm thêm 10 -25 phút nữa.
  4. 4

    Vắt khô. Lấy quần áo ra khỏi nước xà phòng, vo tròn và vắt hết nước.

    • Không xả nước lại. Nước xà phòng sẽ tiếp tục phát huy tác dụng làm giãn sợi vải khi bạn kéo giãn và định hình lại quần áo.
  5. 5

    Nhét khăn tắm khô vào quần áo. Cuộn những chiếc khăn tắm lại thành nhiều bó và nhét vào quần áo cho đến khi món đồ trở lại kích thước và hình dạng gần như ban đầu.[6]

    • Sử dụng nhiều cuộn khăn tắm nếu cần để định hình tự nhiên cho quần áo. Nếu quần áo lộm cộm sau khi bạn nhét khăn vào trong, các sợi vải có thể sẽ không giãn đều, và kết quả là chiếc áo len của bạn sẽ “giãn trở lại”, nhưng trông sẽ không được đẹp mắt khi bạn mặc lên người.
    • Khăn tắm sẽ thấm hút nước và giúp cho vải quần áo nhanh khô hơn.
  6. 6

    Ném và vỗ quần áo. Giũ hoặc đập quần áo và các cuộn khăn bên trong khoảng 10-15 phút để vải tiếp tục giãn thêm.
  7. Tiêu đề ảnh Unshrink Clothes Step 14
    7

    Phơi khô. Treo quần áo vẫn còn các cuộn khăn bên trong vào mắc áo. Để nguyên như vậy cho đến khi khô.

    • Nếu cách này khiến quần áo có giãn ra nhưng chưa đủ, bạn có thể lặp lại nhiều lần cho đến khi vừa ý.

3

Nước và trọng lực (đối với vải jeans)

  1. Tiêu đề ảnh Unshrink Clothes Step 15
    1

    Đổ nước ấm vào bồn tắm. Đổ nước đầy ít nhất 1/3 bồn tắm, hoặc đủ nước sao cho ngập hai chân khi bạn ngồi vào bồn.

    • Nước trong bồn tắm phải có nhiệt độ dễ chịu khi bạn ngồi vào. Nước ấm thì tốt hơn, nhưng tránh nước nóng đến bốc hơi hoặc nước lạnh.
    • Nếu nhà không có bồn tắm, bạn vẫn có thể kéo giãn quần jeans. Bạn có thể thay thế bằng cách đổ nước ấm hoặc nóng đầy bồn rửa.
  2. 2

    Mặc quần jeans vào. Mặc chiếc quần bị co rút vào người. Kéo khóa quần hoặc cài khuy nếu có thể.

    • Nếu không thể cài khuy hoặc kéo khóa quần, hoặc nếu lưng eo quần bị co nhiều, bạn cứ mặc quần vào và không cần kéo khóa.
    • Nếu bạn không thể mặc quần áo vào người, nếu không có bồn tắm hoặc định dùng bồn rửa thay vì bồn tắm, bạn hãy khoan mặc.
  3. 3

    Bước vào bồn tắm. Ngồi trong bồn tắm nước ấm khi đang mặc quần jeans cho đến khi quần ngấm nước hoàn toàn.

    • Bạn sẽ phải ngồi trong bồn tắm khoảng 10 phút để đảm bảo quần jeans ngấm đẫm nước.
    • Cẩn thận khi bước ra khỏi bồn tắm để tránh trượt, vì chất liệu vải denim của quần jeans sẽ nặng thêm do ngấm nước.
    • Nếu không thể kéo khóa quần trước khi bước vào bồn tắm, bạn có thể thử kéo khóa sau khi đã ngồi trong bồn. Nếu sợi vải không giãn đủ để kéo khóa khi đang ướt, có lẽ chiếc quần của bạn không thể giãn ra như cũ được.
    • Nếu dùng bồn rửa, bạn hãy ngâm quần jeans trong bồn khoảng 10-15 phút. Lấy quần ra và mặc vào.
  4. 4

    Mặc quần jeans trong khoảng 1 tiếng.[7] Cử động càng nhiều càng tốt để kéo giãn các sợi vải.

    • Đi bộ hoặc chạy bộ, khiêu vũ, giãn cơ hoặc làm bất cứ động tác nào để kéo giãn vải khi đang mặc chiếc quần jeans. Tập trung vào những phần đặc biệt cần kéo giãn. Ví dụ, nếu eo lưng quần cần được kéo giãn nhất, bạn cần làm các động tác kéo giãn và gập lưng ở vùng eo.
  5. Tiêu đề ảnh Unshrink Clothes Step 19
    5

    Cởi quần jeans ra và phơi khô. Treo chiếc quần jeans còn rỏ nước lên dây phơi hoặc giàn phơi quần áo và để khô tự nhiên.

    • Trọng lực sẽ khiến chất liệu vải denim ướt và nặng trĩu xuống, giúp kéo giãn quần jeans theo chiều dài.
Cảnh báo</span

  • Hiểu rằng các phương pháp mô tả trên đây có thành công hay không là tùy thuộc vào sự may rủi của bạn. Khi vải đã bị co lại, bạn không có cách nào thực sự có thể “làm giãn” hoặc sửa chữa được như trước. Các cách trên chỉ giúp làm giãn sợi vải, phục hồi lại kích thước cũ nhưng có thể chỉ có tác dụng tạm thời.
Những thứ bạn cần

  • Bồn rửa, xô hoặc bồn tắm
  • Dầu gội em bé, dầu xả tóc, hàn the hoặc giấm rượu trắng
  • Nước ấm
  • Khăn tắm
  • Vật nặng hoặc kẹp quần áo
  • Dây phơi hoặc giàn phơi quần áo